Hà Nội là thủ đô văn hiến với những di tích cổ xưa, những cảnh quan thiên nhiên trữ tình cùng nên ẩm thực tinh hoa, đặc sắc. Nếu đã từng phượt Hà Nội một lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được không khí đặc trưng với Hồ Gươm, Hồ Tây, những con đường rợp bóng hay quán cafe trầm mặc…
Hà Nội chưa bao giờ hết hot, và thế nên những kinh nghiệm phượt Hà Nội tự túc 2022 chắc chắn sẽ là cẩm nang cần thiết để bạn chỉ cần xách balo lên và đi thôi. Hãy cùng lưu lại những thông tin về những địa điểm đẹp, các khách sạn giá tốt nhất cũng như các món ngon bạn nên thử. Để chuyến du lịch Hà Nội sắp tới không phải bỡ ngỡ nhé mọi người.
Nội Dung Bài Viết
1. Hà Nội đẹp cỡ nào khiến nhiều du khách ”cảm thán” đến vậy?
Nhắc tới cụm từ “Nghìn năm văn hiến”, chắc hẳn rằng, ai ai cũng đều biết ngay danh từ riêng gắn liền với nó chính là Hà Nội. Và thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến chính là điểm đến du lịch hấp dẫn mà muốn nhắc đến lần này.
Đến với Hà Nội, điều đầu tiên mà mình cảm nhận được đó chính là sự nhộn nhịp với những đoàn người đi trên phố, là sự phong phú về ẩm thực và cả một nên văn hóa, lịch sử lâu đời. Chính những điều này đã hun đúc nên một Hà Nội với nhiều điểm du lịch hấp dẫn cần được chiêm ngưỡng, khám phá.
Là một người đã từng sinh sống ở Hà Nội nhiều năm, hôm nay mình xin gửi tới các bạn một vài kinh nghiệm du lịch Hà Nội đã đúc kết được từ bản thân mình, mong rằng sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm phượt Hà Nội hữu ích trong chuyến du lịch sắp tới.
2. Phượt Hà Nội mùa nào đẹp nhất?
Khí hậu Hà Nội còn được chia thành bốn mùa khá rõ rệt, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng nên bạn có thể du lịch đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo các kinh nghiệm phượt Hà Nội thì thành phố nổi tiếng nhất là vào các mùa hoa và đặc biệt là mùa thu Hà Nội.
- Phượt Hà Nội mùa xuân (tháng 2 – tháng 4): cơ hội để bạn trải nghiệm sắc xuân của thủ đô, khắp mọi ngõ ngách người dân treo cờ Tổ Quốc đỏ rực, các hàng cây, bảng biểu 2 bên đường cũng rất bắt mắt và tràn ngập không khí chào xuân. Thời tiết Hà Nội lúc này ôn hòa dễ chịu, se se lạnh, nhưng đôi lúc có mưa phùn nên hơi bất tiện cho việc tham quan.
- Phượt Hà Nội mùa hè (tháng 5 – tháng 8): mùa hè ở Hà Nội phải nói là nắng nóng gay gắt, tiết trời oi bức rất khó chịu, thi thoảng có mưa lớn nhưng lại tạnh nhanh. Nếu bạn không ngại nắng gắt thì du lịch Hà Nội vào thời gian này sẽ rất phù hợp cho những buổi vui chơi ở các công viên nước hoặc dã ngoại vùng ngoại ô Hà Nội.
- Phượt Hà Nội mùa thu (tháng 9 – tháng 11): kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì đây chính là thời điểm du lịch Hà Nội đẹp nhất. Thời tiết mát mẻ, khô ráo, ít mưa, nếu có cơ hội bạn còn được chiêm ngưỡng những con đường cây cối đang chuyển dần sang sắc vàng. Lúc này nếu ghé đến các địa điểm tham quan nổi tiếng như Lăng Bác, hồ Tây, hồ Gươm… sẽ rất tuyệt nữa đấy.
- Phượt Hà Nội mùa đông (tháng 12 – tháng 1): Hà Nội lúc này lạnh đến kinh ngạc, nên nếu bạn muốn trải nghiệm cái lạnh “cắt da cắt thịt” thì đừng chần chừ mà đặt chân đến Hà Nội vào dịp này nhé. Nhưng hãy lưu ý là trang bị đủ quần áo ấm, bởi có những hôm thời tiết còn giảm dưới hơn 10 độ C.
3. Cách di chuyển khi đi phượt Hà Nội?
Kinh nghiệm phượt Hà Nội tự túc, do đây là thủ đô của cả nước nên Hà Nội có một hệ thống giao thông được kết nối tốt với hầu hết tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Bạn có thể đi bằng máy bay, ô tô khách, tàu hỏa (tàu lửa) hay đơn giản là xe máy, phụ thuộc bạn xuất phát từ tỉnh nào.
- Bằng máy bay: Đây là phương tiện di chuyển tiện lợi nhất nhưng cũng ngốn nhiều kinh phí nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể book vé máy bay hoặc săn vé theo chương trình khuyến mãi của hãng bay hoặc book vé ít nhất 2 tháng trước chuyến đi,… nhằm săn được vé rẻ tiết kiệm chi phí cho chuyến đi.
- Bằng tàu hỏa: Ga Hà Nội nằm ngay trung tâm Thủ đô nên rất thuận lợi cho việc đi lại. Nếu di chuyển từ phía Nam thì bạn sẽ mất 2 ngày nhưng giá vé lại không hề rẻ hơn vé máy bay là bao. Do đó, theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì phương tiện này chỉ phù hợp cho những ai xuất phát từ các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc mà thôi.
- Bằng xe khách: Đây được coi là phương tiện tiết kiệm nhất để di chuyển từ các tỉnh thành đến Hà Nội. Tuy nhiên, nếu bạn ở các tỉnh quá xa Thủ đô thì phương tiện này sẽ khiến bạn không mấy dễ chịu cũng như ngốn rất nhiều thời gian của bạn đấy!.
- Bằng xe máy: Phù hợp với các tỉnh ở các tỉnh thành lân cận, cách Hà Nội không quá xa thì bạn có thể lựa chọn tới thủ đô bằng xe khách hoặc xe máy. Đặc biệt xe máy là phương tiện được nhiều người lựa chọn nhất bởi nó không chỉ tiết kiệm mà còn mang lại nhiều cảm giác thú vị và trải nghiệm.
4. Địa điểm tham quan, vui chơi nhất định phải đến khi phượt Hà Nội
- Trung Tâm Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm
Nằm ngay trung tâm thủ đô chính là hồ Hoàn Kiếm – hồ nước gắn liền với câu chuyện lịch sử quan trọng của thủ đô. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn là một quần thể kiến trúc lịch sử đa dạng, trở thành một địa điểm không thể bỏ qua cho bất kỳ ai đến du lịch Hà Nội.
Phố đi bộ Hồ Gươm
Vừa được khởi xướng cách đây hơn một năm, phố đi bộ đã trở thành một điểm hẹn mỗi tối cuối tuần cho cư dân thủ đô. Trải rộng trên các con phố là các trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, kéo co tập thể. Hòa cùng không khí sôi động ấy là tiếng nhạc từ các nhóm biểu diễn nghệ thuật, đa dạng từ violin, saxophone, đến cả chèo, hay cải lương.
Thời gian hoạt động: 19:00 – 24:00 thứ sáu đến chủ nhật hàng tuần
Phố bích họa Phùng Hưng
Chỉ mới được ra mắt vào năm 2018, con phố mang tên Phùng Hưng bỗng trở nên gây sốt nhờ những bức ảnh bích họa vô cùng sinh động.
Chúng được tạo nên bởi những họa sĩ của Việt Nam và Hàn Quốc, gồm có tất cả 17 vòm cầu là những bức ảnh bích họa mang hơi thở của thủ đô nghìn năm văn hiến.
Tất cả những khung cảnh, cảnh sinh hoạt của người dân được gói gọn vào hết những bức ảnh này, tạo ra một không gian vui chơi, sống ảo thu hút nhiều bạn trẻ đến selfie.
Phố Tây Tạ Hiện
Liệt kê các kinh nghiệm du lịch Hà Nội mà lại thiếu phố Tây Tạ Hiện thì thật là một thiếu sót lớn. Nếu bạn muốn trải nghiệm nhịp sống người trẻ thủ đô, hay không khí Hà Nội về đêm thì hãy “làm” ngay một chuyến ghé Tạ Hiện.
Tại đây, hàng quán chỉ cần vài chiếc ghế đẩu, bàn con bày dọc vỉa hè và hai bên đường là được. Đến Tạ Hiện thì chẳng cần cầu kỳ, chỉ một ly trà chanh, một cốc bia hơi, cùng vài món ăn nhâm nhi là đủ cho câu chuyện xuyên đêm rồi.
Phố sách 19/12
Nếu Đinh Lễ là “phố sách không chính thức” thì giờ người dân thủ đô đã một điểm hẹn mới cho những người yêu sách – phố sách 19/12. Chỉ trên một con đường nhỏ vài trăm mét là đã tập trung đủ mọi nhà xuất bản lớn nhỏ, nổi tiếng, với vô vàn đầu sách hay được cập nhật liên tục.
Chùa Một Cột
Là trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam, Hà Nội không hiếm những ngôi chùa cổ, nhưng nổi tiếng nhất chắc chắn vẫn là chùa Một Cột. Chùa thuộc khuôn viên của Diên Hựu Tự, có kiến trúc một gian thờ nhỏ, được dựng trên cột đá giữa hồ sen, thờ Phật Quan Thế Âm.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Được xây dựng từ những năm thế kỷ thứ 11, Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm hai công trình chính. Một là Văn Miếu, nơi thờ các bậc hiền triết, thánh nhân của đạo Nho. Hai là Quốc Tử Giám, được xem như trường đại học đầu tiên của nước ta, ban đầu dành cho con của vua chúa và các bậc quý tộc, sau mở rộng cho cả thường dân với tài trí hơn người.
Nhà thờ lớn Hà Nội:
Bạn sẽ không khó để tìm được nhà thờ lớn trong khu vực phố cổ sầm uất. Mang kiểu kiến trúc Gothic đặc trưng, cùng mảng tường vôi đã ngả màu do thời gian, nhà thờ lớn mang đến không khí cổ xưa cho khu vực xung quanh.
Khu phố cổ
Có thể nói “36 phố phường” là điều đã làm nên danh tiếng của Hà Nội. Khởi đầu là một khu dân cư nằm bên ngoài hoàng thành, khu phố đã nhộn nhịp trong suốt vài trăm năm với các hoạt động thủ công nghiệp và buôn bán.
Đến phố cổ ngày nay, bạn vẫn còn được tận hưởng không gian cổ kính, nhuốm màu thời gian của những ngôi nhà kiểu thấp, mái ngói, tường rêu.
Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của thủ đô, quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ từng đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, và nay đã là nơi đặt lăng Bác để ghi nhớ công ơn của Người.
Khuôn viên phía sau lăng là Khu di tích Phủ Chủ Tịch – nơi Bác từng sống và làm việc những năm 1960. Tại đây có nhà sàn, ao cá, vườn tược dân dã, cho du khách hiểu thêm về cuộc sống giản dị của Bác lúc sinh thời.
Thời gian viếng Lăng Bác:
Chợ Đồng Xuân
Sài Gòn có chợ Bến Thành thì Hà Nội có chợ Đồng Xuân. Có mặt từ những năm thế kỷ 19, chợ Đồng Xuân hiện tại vẫn là chợ đầu mối lớn nhất toàn khu vực phía Bắc. Nhưng nếu bạn là một du khách có nhu cầu mua vài món đồ kỉ niệm thì chợ cũng bán lẻ một số mặt hàng như thời trang, phụ kiện, đồ gia dụng…
Hồ Tây- địa điểm lãng mạn nhất nên tham quan khi đi phượt Hà Nội tự túc
Đã có hồ Gươm thì chắc chắn không thể thiếu hồ Tây. Nếu bạn đang tìm kiếm một kinh nghiệm phượt Hà Nội với những điểm khám phá văn hóa đặc trưng nhất của đất thủ đô thì đừng bỏ qua hồ Tây.
Cầu Long Biên
Là dân Hà Thành thì chắc rằng ai cũng biết tới địa chỉ siêu hot này rồi, một điểm chụp ảnh cực chất dành riêng cho những tín đồ sống ảo. Chỉ đơn giản là một chiếc cầu thép nối liền đôi bờ sông Hàn, qua ống kính của những bậc thầy nhiếp ảnh đã tạo nên những post hình vô cùng vintage.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Đến đây du khách được chào đón để tham quan, nghiên cứu về dân tộc học từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Các địa điểm vui chơi ngoại thành Hà Nội
Làng gốm Bát Tràng
Làng cổ Đường Lâm
Vườn quốc gia Ba Vì
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Đồng Mô
Núi Trầm
5. Những đặc sản đừng nên bỏ lỡ khi đi phượt Hà Nội
Người Hà Nội nổi tiếng với 3 thứ “sành” là: sành chơi, sành mặc và sành ăn. Mỗi món ăn ở đây đều mang nét tinh tế khiến bất cứ vị khách nào đều phải gật gù tán thưởng
- Phở Hà Nội
Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngồi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều.
Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn.
Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.
- Chả cá Lã Vọng
Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm.
Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi cho thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.
- Bún chả
Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp, ăn với nước mắm chua ngọt với giấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ.
Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác, đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.
- Bánh cốm:
Những chiếc bánh cốm với màu xanh tươi mới, vỏ mỏng nhẹ thậm chí bạn có thể nhìn thấy lớp nhân đậu xanh màu vàng vàng bên trong. Mùi cốm thơm lừng hòa quyện với mùi thơm ngầy ngậy của dừa và đậu xanh, ngửi thôi đã mê mẩn.
- Bánh cuốn:
Người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ, bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính.
Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm với cà cuống và chả quế.
- Bún đậu mắm tôm:
Dường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp, món ăn chiều lòng tất cả mọi người.
Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài.
Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.
6. Kinh nghiệm phượt Hà Nội “nhỏ nhưng có võ”
- Trước khi muốn mua hàng, hoặc sử dụng các dịch vụ thì nên hỏi giá trước để tránh bị nói thách lúc thanh toán.
- Các khách sạn gần khu vực phố cổ Hà Nội thường có số lượng phòng giới hạn nên bạn nên đặt phòng trước, đặc biệt là với các địa chỉ hot hoặc khi du lịch vào mùa cao điểm.
- Đường xá Hà Nội khá phức tạp với nhiều ngõ ngách, giao thông cũng đông đúc. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước bản đồ để tránh bị lạc.
- Đọc kỹ nhận xét từ những du khách trước để quyết định nơi ăn uống hoặc mua sắm. Có thể do sự khác biệt về văn hóa mà bạn sẽ không hài lòng với thái độ phục vụ nhưng chất lượng đồ ăn vẫn rất ngon.
- Một số đặc sản Hà Nội có thể mua về làm quá như cốm làng Vòng, ô mai, bánh cốm…
- Ngoài những phút giây ngẫu hứng “khám phá”, bạn đừng quên lập cho mình một kế hoạch và lịch trình chi tiết để giúp tiết kiệm chi phí và thời gian tìm kiếm.
- Ở Hà Nội, quán ăn sẽ không mở cả ngày mà thường sẽ phục vụ vào các khung giờ cố định. Bạn nên xem review trước và kiểm tra giờ hoạt động trước khi đến quán nhé.
Hi vọng với trọn bộ kinh nghiệm phượt Hà Nội trên đây, bạn sẽ có một chuyến khám phá thủ đô thú vị và khó quên nhất nhé!