T6, 09 / 2017 3:52 chiều | admin
visa du lịch nhật bản tự túc
visa du lịch nhật bản tự túc

Những lời nguyền kinh hoàng

Tutankhamun, vị Pharaoh của triều đại thứ 18 ở Ai Cập cổ đại, đã đột ngột qua đời khi mới 19 tuổi. Lăng mộ của Tutankhamun được nhà khảo cổ học Carter khai quật ở Luxor năm 1922 trong tình trạng còn nguyên vẹn đã đưa tên tuổi của vị Pharaoh này nổi tiếng trên khắp thế giới.

Mặt nạ vàng Tutankhamun

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy khoảng 3.000 hiện vật trong mộ, gồm cả chiếc mặt nạ vàng tinh xảo tuyệt vời nặng tới 110kg. Chiếc mặt nạ vàng của hoàng đế Tutankhamun vĩ đại từ đó được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới, biểu tượng của Ai Cập cổ đại.

Câu chuyện về Tutankhamun và chiếc mặt nạ càng trở nên kỳ bí hơn nữa khi chỉ sau 2 năm, 22 người trong đoàn khảo cổ học và ngay chính Carter cũng bất ngờ qua đời không rõ nguyên nhân.

Carter trong lần khai quật lăng mộ vua Tut

Những cái chết ám ảnh, những dấu hiệu nhắc nhở sự tồn tại của đấng tối cao xung quanh hàng chục cái chết khiến người ta rùng mình kinh sợ. Lời nguyền kinh hoàng trong lăng mộ vua Tut: “Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim” dường như đã trở thành sự thực.

Mặc cho các nhà khoa học đã có sự giải thích về những cái chết do một loại vi khuẩn độc hại lâu năm trong hầm mộ, số đông dư luận vẫn tin tưởng về sự trừng phạt của đấng tối cao.

Những cổ vật tìm thấy trong lăng mộ vua Tut

Sự cố về chiếc mặt nạ vàng

Vào tháng 8/2014, bộ râu của chiếc mặt nạ đã bị gãy trong quá trình nó được đưa trở lại phòng trưng bày, rồi được các nhân viên phòng trưng bày nối lại một cách vụng về bằng keo dính. Ngay sau đó, báo giới đã phát hiện ra vụ việc bê bối này.

Bộ râu đã được phục chế

Thực ra bộ râu này đã từng bị gãy, khi nhà khảo cổ Howard Carter tìm thấy chiếc mặt nạ trong lăng mộ Vua Tutankhamun hồi năm 1922. Sau cuộc khai quật và đưa mặt nạ về bảo tàng, họ không hề gắn lại bộ râu cho đến tận năm 1946” – một nhà khảo cổ học tên tuổi cho hay.

Tuy vậy, đây được xem là cơ hội vàng để các nhà khoa học tiến gần hơn tới giải mã những bí ẩn Ai Cập cổ đại: thợ kim hoàn Ai Cập cổ đại đã dùng các vật liệu nào, kỹ thuật gì để tạo ra chiếc mặt nạ.

 

Tiến gần hơn tới Nữ hoàng Nefertiti

Liên quan tới chiếc mặt nạ của Tutankhamun, giới khoa học cũng công bố nhiều phát hiện gây sốc. Bộ Cổ vật Ai Cập xác nhận rằng có tới 90% khả năng lăng mộ Tutankhamun chứa các căn phòng bị che giấu. Đằng sau những cánh cửa này có thể là các phòng chôn khác, với khả năng chứa di hài của Nữ hoàng Nefertiti.
Có hay không lăng mộ nữ hoàng Nefertiti trong lăng mộ vua Tut?
Cho đến nay, nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Nefertiti vẫn là điều bí ẩn. Cùng với giả thuyết trên, nhà Ai Cập học người Anh Nicholas Reeves  còn cho rằng chiếc mặt nạ của Vua Tutankhamun và nhiều di sản khác trong lăng mộ của ông ban đầu được làm cho Nữ hoàng Nefertiti, nhưng sau đó đã đổi chủ nhân khi Tutankhamun đột tử.

Việt Lâm

Theo Thể Thao & Văn Hóa

Bài viết cùng chuyên mục